Thép hợp kim Vonfram Carbide- Tungsten Carbide

Thép hợp kim Vonfram Carbide- Tungsten Carbide

Giá bán: Mời liên hệ

Mã code: AURVIC0205

Tình trạng: Có sẵn

Danh mục: Thép khuôn mẫu

Xuất xứ hàng hóa: Nhập khẩu

Tư vấn 24/7
Tư vấn 24/7
0906.2029.34

Cung cấp thép hợp kim đặc biệt Vonfram Carbide

Kích thước tiêu chuẩn và theo yêu cầu

Sử dụng làm linh kiện khuôn yêu cầu đặc biệt cao : điện tử, chip, bán dẫn...

Độ cứng: 88 -93 HRA

Hợp kim Tungsten Carbide là gì?

Hợp kim Tungsten Carbide cũng chính là một loại hợp kim cứng bao gồm: Carbon và hợp kim. Dụng cụ cắt Tungsten carbide vẫn có thể chịu được tại mức nhiệt độ cao, chịu được mức độ mài mòn tốt và tốc độ sẽ cắt nhanh hơn so với những loại thép gió phổ thông. Sử dụng vào chung với mục đích cắt những loại vật liệu cứng và bền như Inox, thép Carbon và rất nhiều loại vật liệu cứng khác với độ chính xác khá cao.

Vật liệu khi đã cắt Carbite siêu tốt = Hợp kim Tungsten Carbide( Vonfram) + Cobalt. Dùng để làm dao hợp kim..

Bao gồm 2 thành phần chính đó là Cobalt C và Tungsten carbide Wc. Tùy theo từng loại mà tỉ lệ của 2 thành phần này, người ta thường làm ra nhiều loại hợp kim carbide khác nhau cũng sẽ có được những độ cứng khác nhau dùng cho các ứng dụng khác nhau.

Ngoài ra còn có thể bổ sung thêm một vài thành phần kim loại phụ khác như: Titanium, niobium, tantanlum.

Tungsten là gì?

Năm 1781, Carl Wilhelm Scheele phát hiện ra được một loại axit mới là axit wolframic( Vonfram). Có thể chiết từ scheelite (lúc đó có tên là tungstenit). Sau đó, Scheele và Torbern Bergman đã cho rằng axit này trải qua quá trình oxy hóa sẽ cho ra đời một kim loại mới. Đến năm 1783, José và Fausto Elhuyar đã tìm thấy một axit được chế từ wolframit, được xác định là axit wolframic.

Sau năm đó, ở Tây Ban Nha, nhiều nhà khoa học này đã thử cô lập wolfram bằng cách ôxy hóa là axit wolframic với than củi. Sau đó họ thành công và được ghi công đã phát hiện ra nguyên tố này

Ở dạng thô Tungsten khá nặng, có màu sắc xám trắng, khá giòn, cứng nên rất khó trong việc gia công. Nhưng ở dạng tinh khiết thì nó dễ gia công với các phương pháp như ép, rèn, tạo hình. Kim loại này còn có hệ số giản nỡ thấp nhất, độ bền kéo cao nhất, áp suất hơi thấp, điểm nóng chảy cao nhất 3.422 °C nên rất lý tưởng cho ngành tên lửa và sản xuất tên lửa.

Tungsten CarbideTrong không khí, tungsten rất bền nhưng tan trong hỗn hợp axitniric và axit flohidric. Tungsten thường không tồn tại tự do mà xuất hiện chủ yếu  trong các khoáng vật như Wonframit (wolframat sắt-mangan FeWO4/MnWO4), scheelit (canxi wolframat, (CaWO4), ferberit (FeWO4) và hubnerit (MnWO4). Trong đất, kim loại wolfram bị ôxi hóa thành anion wolframat.

Theo các số liệu thống kê được, 80% lượng Tungsten trên thế giới đang được khai thác từ Trung Quốc. Các nước còn lại bao gồm Úc, Bồ Đào Nha, Bolivia, Colombia, Nga. Việt Nam.

Các loại carbie và tính chất của chúng

Các loại hợp kim carbie có được tính chất và công dụng rất khác nhau. Điển hình chính là 4 loại chính như sau đây:

  • Cacbit Vonfram (WC): có được nhiệt độ nóng chảy cùng vớ độ cứng vô cùng cao (2870 độ C và 17.8GPa), được chế tạo bằng cách hoàn nguyên WO3 bằng loại hydro sau đó sẽ làm cacbit hóa cùng với than mồ hóng ở 1400 độ C trong 1 giờ.WC làm từ bột mài hay dụng cụ cắt.
  • Cacbit Titan (TiC): có được loại nhiệt độ nóng chảy và độ cứng vô cùng cao (3150 độ C và 30GPa), dc chế tạo từ loại TiO2 và than loại mồ hóng bằng cách trộn đều loại hỗn hợp đúng tỉ lệ rồi nung ở 2200 độ C trong nhiều giờ.Ti làm từ bột mài hay được chế tạo các dụng cụ cắt như hợp kim cứng,cermet,…
  • Cacbit Silic (SiC): có được nhiệt độ nóng chảy và có độ cứng vô cùng cao (2000 độ C và 33.4GPa), dc chế tạo bằng những cách nung hỗn hợp cát thạch anh với than ở 1800 độ C.SiC và cũng được dùng để làm vật liệu mài, thanh điện trở, vật liệu chịu lửa,…
  • Cacbit Bo (B4C): Cacbit Bo có nhiều loại B12C, B13C nhưng lại phổ biến đó chính là B4C được dùng rộng rãi làm vật liệu mài, B4C có được nhiệt độ nóng chảy và có độ cứng rất cao (2350 độ C và 49.5GPa). B4C cũng đã được chế tạo bằng cách là hoàn nguyên B2O3 bằng than ở 2600 độ C

Quy trình sản xuất hợp kim Tungsten Carbide

Có rất nhiều loại hợp kim Tungsten Carbide có thành phần hợp kim, tính chất và độ cứng khác nhau.

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn sản phẩm phù hợp với nhu cầu của bạn!


Tại sao chọn Aurvic?

  1. Hợp tác: Hai bên cùng có lợi
  2. Chất lượng: Chúng tôi tập trung vào chất lượng
  3. Giá: Chúng tôi cung cấp các sản phẩm tốt với giá tốt
  4. Dịch vụ: Chúng tôi cung cấp giải pháp và sự hài lòng
  5. Giao hàng: Đúng thời gian

CÔNG TY CỔ PHẦN AURVIC (AURVIC., JSC)

Địa chỉ: Số 9A, 321/21/48 đường Phúc Lợi, Tổ 8, Phường Phúc Lợi, Quận Long Biên, Thành phố Hà Nội

Nhà xưởng: Kim Nỗ, Đông Anh, Hà Nội.

Hotline: 0906.2029.34 / 094.148.2616

Email: aurvic001@gmail.com

Website: www.aurvic.com

 

 

Về sản phẩm Thép khuôn mẫu

Thép làm khuôn là gì? Tổng quan về thép khuôn mẫu

I. Thép làm khuôn là gì?

Thép làm khuôn là các loại thép được ứng dụng để sản xuất các loại khuôn mẫu, khuôn đúc.

II. Phân loại

Có 2 cách để phân loại thép làm khuôn là: phân loại theo chất lượng và phân loại theo công dụng.

1. Phân loại theo chất lượng

– Thép thường

Dễ gia công, cắt gọt, ít bị hao mòn, đánh bóng làm nguội dễ dàng. Tuy nhiên loại thép này có độ cứng thấp, bề mặt không đạt được độ bóng cao.

Mức giá thành chi phí thấp.

Một số mác thép thường như: S45C, SCM440, S50C,…

– Thép chất lượng cao

Độ cứng cao hơn sẽ cho bề mặt sản phẩm hoàn hảo và tính chất cơ lý tốt như chịu được va đập, chịu mài mòn tốt, chịu được nhiệt độ cao trong thời gian dài, chống gỉ, tăng tính bền cho khuôn,…

Ngoài ra, ở loại thép này ta có thể thấm Nito tăng cứng bề mặt hoặc mạ Crom, Niken, tôi thể tích,…tùy theo yêu cầu kỹ thuật của từng chi tiết.

Giá thành và chi phí gia công cao.

Một số mác thép chất lượng cao như: SKD11, SKD61, SKD62, 2316, 2083, NAK80,…

2. Phân loại theo công dụng

  • Thép làm khuôn nhựa
  • Thép làm khuôn dập nóng
  • Thép làm khuôn dập nguội
  • Thép nhôm ép nhiệt

III. Các yêu tố ảnh hưởng đến chất lượng thép làm khuôn

1. Thành phần hóa học

Cacbon: Tăng độ cứng của thép trong quá trình tôi luyện. Tăng tính chịu mài mòn, giảm độ dẻo và khả năng hàn thép.

Crom: Một trong những thành phần làm tăng độ cứng. Hình thành nên độ bền và ổn định của thép. Cải thiện khả năng chịu mài mòn. Khi thành phần Cr >12% có tác dụng chống gỉ, và cho ra một bề mặt sáng bóng.

Molip: Là chất phụ gia cho quá trình cacbon hóa hình thành nguyên tố, làm tăng khả năng chịu mài mòn. MO > 0.5% có thể ngăn ngừa các nguyên tố hợp kim khác làm nóng giòn, gãy thép

Vofram: Hình thành cacbon hóa độ cứng cao, tăng khả năng chống mài mòn,giảm phản ứng khi xử lý nhiệt. Tăng độ bền của thép, tăng tính ổn định trong quá trình ram thép.

Niken: Nâng cao tính dẻo dai, cải thiện tính năng chịu mài mòn, cùng với Cr – Mo nâng cao khả năng chịu nhiệt và chống ăn mòn hóa học.

Lưu huỳnh: Thường tồn tại dưới dạng MnS

2. Công nghệ sản xuất

Công nghệ lò thổi oxy (BOF) và lò điện (EAF)

3. Nhiệt luyện

Khái niệm: Nhiệt luyện là quá trình nung nóng thép đến một nhiệt độ xác định, giữ nhiệt độ tại đó trong một thời gian thích hợp rồi sau đó làm nguội với tốc độ qui định để làm thay đổi tổ chức tế vi từ đó thay đổi cơ tính của  thép theo ý muốn.

* Các phương pháp nhiệt luyện:

– Tôi

Khái niệm: Tôi thép là phương pháp nung nóng thép lên cao quá nhiệt độ tới hạn để làm xuất hiện tổ chức Austenit giữ nhiệt rồi làm nguội nhanh thích hợp để austenit chuyển thành mactenxit hay các tổ chức không ổn định khác với độ cứng cao.

Mục đích:

+ Nâng cao độ cứng và tính chống mài mòn của thép.
+ Đây là phương pháp quan trọng nhất của thép làm khuôn.
+ Quy trình bắt buộc trước khi đưa khuôn thành phẩm vào sử dụng.
+ Tùy vào mác thép mà độ cứng max đạt được khác nhau.

– Ủ

Khái niệm: Ủ thép là quá trình nung nóng thép đến nhiệt độ nhất định (từ 200 – 10000C), giữ nhiệt lâu rồi làm nguội chậm cùng với lò để đạt được tổ chức ổn định.

Mục đích:

+ Làm giảm độ cứng để dễ tiến hành gia công cắt.
+ Làm tăng độ dẻo để dễ tiến hành rập, cán và kéo thép ở trạng thái nguội
+ Làm giảm hay làm mất ứng suất bên trong sau các nguyên công gia công cơ khí và đúc,hàn.
+ Làm nhỏ hạt thép nếu nguyên công trước làm hạt lớn.

– Ram

Khái niệm: Ram là phương pháp nhiệt luyện nung nóng thép đã tôi dưới các nhiệt độ nhiệt độ tới hạn (AC1), giữ nhiệt độ ở một thời gian và làm nguội. Nhằm để mactenxit và austenit dư phân hóa thành các tổ chức thách hợp phù hợp với điều kiện làm việc quy định.

Mục đích: Làm giảm hoặc làm mất các ứng suất dư sau khi tôi đến mức cần thiết để đáp ứng điều kiện làm việc lâu dài của sản phẩm cơ khí mà vẫn duy trì cơ tính sau khi tôi.

4. Các biện pháp kiểm tra chất lượng

– Siêu âm bằng sóng siêu âm
– Kiểm tra thành phần hóa học
– Kiểm tra độ cứng
– Kiểm tra độ bền kéo
– Kiểm tra độ dẻo
– Kiểm tra bên ngoài

Sản phẩm khác cùng loại